Một số văn bản pháp luật Dược bạn có thể tìm hiểu trước nếu định hướng Dược bệnh viện
Văn bản pháp lý là điều căn bản khi bước chân vào Dược bệnh viện. Để chuẩn bị kiến thức cho buổi phỏng vấn, bạn có thể tìm hiểu trước các nội dung văn bản sau.
1. Thông tư 22/2011/TT-BYT: Quy định tổ chức và hoạt động của Khoa Dược.
Mỗi khoa Dược của bệnh viện lập ra đều hoạt động theo một khung quy định căn bản, được quy định bởi pháp luật.
Văn bản giới thiệu tổng thể về khoa Dược, nhiệm vụ chức năng, các bộ phận và các vị trí Dược sĩ ở khoa.
Đọc để có cái nhìn tổng quan về hệ thống Dược ở bệnh viện, các Dược sĩ làm việc tại khoa sẽ làm ở những vị trí nào, công việc cụ thể ra sao.
2. Thông tư 36/2018/TT-BYT: Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc - GSP
Trước khi được đưa đến tay bệnh nhân, thuốc được dự trữ, bảo quản ở trong các kho của khoa Dược. Thông tư 36/2018/TT-BYT quy định cụ thể ở kho thì có những trang thiết bị nào, công việc gì, và ở mỗi khâu công việc cần thực hiện như thế nào.
Áp dụng với kho thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì đọc ở phụ lục IV.
Đọc để biết ở 1 kho thuốc nội trú bệnh viện sẽ có những khu vực nào, yêu cầu gì, các khâu thực hiện nhận thuốc, bảo quản, cấp phát... ra sao, rồi hình dung sơ bộ nếu mình có vào đó làm thì mình làm gì.
3. Thông tư 02/2018/TT-BYT (hiện đang được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 12/2020/TT-BYT): Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc - GPP
Văn bản nêu các quy định về bảo quản, sắp xếp, hồ sơ giấy tờ, quy trình nhà thuốc như thế nào để đảm bảo chuẩn GPP.
Đọc vì ở khoa Dược thường sẽ có tự tổ chức nhà thuốc bệnh viện, đọc để hình dung sơ bộ nếu mình muốn ứng tuyển vô thì có thể chuẩn bị kiến thức gì trước.

3. (Nâng cao) Thông tư 20/2017/TT-BYT: Quy định chi tiết một số điều của Luật Dược và nghị định 54/2017/ND-CP về thuốc và nguyên liệu làm thuốc kiểm soát đặc biệt
Hiện đang văn bản được sửa đổi bởi Thông tư 27/2024/TT-BYT. Ngoài ra, bạn đọc thêm Thông tư 19/2014/TT - BYT: Quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.
Ở bệnh viện có một nhóm thuốc rất đặc biệt cần theo dõi quản lý sát sao là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc. Các văn bản này quy định cụ thể từ cách thức đặt hàng mua thuốc, đến giao nhận, bảo quản, cấp phát, lưu trữ hồ sơ giấy tờ....
Nếu bạn đảm nhận phần này thì phải đọc kỹ các văn bản, làm thực tế và thận trọng từng bước một nha.
Văn bản pháp luật Dược nào cũng dài, cần xác định mục tiêu khi đọc trước, rồi đọc từ mục lục tổng quan đến chi tiết cụ thể. Nhưng làm Dược sĩ Dược bệnh viện, thì phải đọc hướng dẫn từ các văn bản này, công việc sẽ rõ ràng, sáng tỏ, bớt đi phần tăm tối mông lung.
5. Nếu việc bắt đầu còn khó khăn
Tự học là việc cần rèn luyện và thực hiện suốt đời. Tuy nhiên, đôi khi bạn cần một sự định hướng khi khởi đầu từ số 0 đến số 1 (bước đầu tiên), rồi sau đó có lộ trình để bước tiếp tới mục tiêu.
Bạn có thể cùng Học Dược đọc văn bản pháp luật thông qua các khóa học ngắn (4 buổi/khóa) để chuẩn bị hành trang tốt nhất trên con đường trở thành Dược sĩ bệnh viện.
Em chào chị ạ.
Chị ơi cho em hỏi khi làm việc tại phòng khám đa khoa thì có cần đọc và nắm rõ các văn bản pháp luật giống dược bệnh viện không ạ?