Em có cơ hội trở thành Dược sĩ bệnh viện không?
Một buổi chiều gió thổi lá đưa, hai tin nhắn gửi vào box hỏi chuyện đi phỏng vấn, hai câu hỏi, hai trường hợp khác nhau nhưng đều muốn hỏi rằng "Liệu em có cơ hội đặt chân vào bệnh viện?
Một buổi chiều gió mát lá đưa, hai tin nhắn gửi vào box hỏi chuyện đi phỏng vấn, hai câu hỏi, hai trường hợp khác nhau nhưng đều muốn hỏi rằng "Liệu em có cơ hội đặt chân vào bệnh viện?
Tin nhắn số 1: “Em làm ở nhà thuốc tư nhân bên ngoài, nhưng giờ không muốn làm nhà thuốc nữa mà muốn làm ở bệnh viện, chị ơi em có cơ hội không?”
Tin nhắn số 2: “Mình từng làm việc ở một công ty sản xuất Dược được 2 năm, giờ muốn chuyển sang mảng Dược bệnh viện nhưng không biết có cơ hội nào chào đón?”
Chúng ta nghiên cứu tính hình trước rồi tìm câu trả lời!
(Chú thích: Dược bệnh viện thường có các vị trí: Nghiệp vụ Dược, Dược sĩ kho, Dược sĩ nhà thuốc, Dược sĩ lâm sàng)

1. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng
Mình ngồi xuống cùng phân tích các “đối thủ cạnh tranh” ta có thể gặp trong thế trận này một chút.
Nộp đơn vào bệnh viện thường sẽ có 3 đối tượng như sau:
- Thứ nhất, người đã có kinh nghiệm đi làm ở bệnh viện (hoặc phòng khám) với tính chất công việc tương tự với vị trí tuyển dụng. (Nhóm số 1)
- Thứ hai, người đã đi làm Dược nhưng ở mảng khác (Dược Nhà thuốc, Dược sản xuất, Trình Dược viên....) (Nhóm số 2)
- Thứ ba, “tấm chiếu mới”, sinh viên Dược vừa tốt nghiệp ra trường. (Nhóm số 3)
2. Chiến lược: phải vượt qua ngưỡng cửa đầu tiên vô cùng quan trọng là vòng CV đã rồi tính tiếp.
Ở vòng nộp hồ sơ:
Số (1) nếu nộp đơn ứng tuyển, sẽ được xếp vào hàng ưu tiên nhất vì có kinh nghiệm làm việc rồi. Nhưng đối tượng này nếu công việc đã ổn định thường sẽ làm cố định luôn chứ ít khi nhảy việc, mà giả sử có nhảy thì thời gian suy nghĩ ra quyết định cũng rất lâu. Khi nộp đơn phỏng vấn, nếu không chỉn chu (do chủ quan nghĩ rằng mình có kinh nghiệm thì dễ được tuyển hơn) thì vẫn có thể sơ sẩy, tạo điều kiện cho số (2) và số (3) nhảy vào.
Số (2) (khá đông) đang chuẩn bị CV cho mình, cần chú trọng vào việc trình bày kỹ năng đã học được trong suốt thời gian đi làm có thể bổ trợ gì được cho công việc mà mình chuẩn bị ứng tuyển vào hay không.
Ví dụ, nếu bạn làm Hồ sơ đăng ký thuốc ở công ty sản xuất thì sẽ học được kỹ năng quản lý hồ sơ giấy tờ, cách tra cứu, đọc hiểu văn bản hướng dẫn khi đọc Dược điển, xem tiêu chuẩn EP, JP…. Những kỹ năng này tương tự với mảng quản lý hồ sơ GSP ở kho và kỹ năng đọc hiểu, tra cứu văn bản pháp luật của Nghiệp vụ Dược bệnh viện. Bởi vậy, phải trình bày cho rõ và có TÍNH HƯỚNG ĐÍCH nhắm vào những kỹ năng người ta đang yêu cầu đúng vị trí mình ứng tuyển.
Tương tự như vậy với Dược sĩ nhà thuốc, Dược sĩ trình dược viên, Dược sĩ làm công ty sản xuất…, phải tìm cho ra, trình bày cho được kỹ năng của mình theo đúng ý người tuyển dụng muốn tìm.
Số (3) (đông hơn nữa) cũng đang chuẩn bị CV, háo hức và đầy năng lượng. Điểm mạnh của các bạn là sức trẻ, tinh thần và kiến thức đều mới do vừa từ trường Đại học ra. CV của bạn cần thể hiện tinh thần đó: kết quả học tập thế nào, có tham gia hoạt động ngoại khóa nào không, kỹ năng nào đã học được có thể bổ trợ cho công việc…
Số (2) và số (3) cần chuẩn bị nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên về Dược bệnh viện cho riêng mình, để nếu số (1) “sơ suất”, chúng ta phải nhảy vào ngay.
“Đúng, tôi có thể chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, nhưng tôi đã trang bị kiến thức và kỹ năng để làm được công việc này trong tương lai”
Số (1) nếu chủ quan, có khi giờ này đang rung đùi chờ gọi phỏng vấn, sẽ chẳng cần nghĩ tới việc đăng ký khóa học hay workshop gì sất, cho rằng mình có lợi thế to lớn như vậy ai mà đuổi kịp. Nhưng không ngờ, số (2) và số (3) đang âm thầm chuẩn bị năng lượng, kiến thức, kỹ năng để cạnh tranh hết mình. Họ đăng ký workshop, họ học ngày đêm, họ thiết kế CV nhìn cho bắt mắt, họ chụp hình để avatar thật chuyên nghiệp, trình bày mọi thứ đâu ra đó.
Và thế là, số (2) và số (3) - những con người cố gắng hết sức ấy được gọi phỏng vấn vòng 2, ngẩng cao đầu bước chân một cách công bằng và tự tin ngạo nghễ cạnh tranh với số (1) còn đầy chủ quan.
Bởi vậy, ai thuộc số (1) thì đừng chủ quan, ai số (2) số (3) thì phải củng cố sự tự tin bằng cách học tập và chuẩn bị.
3/ Chiến lược “đi guốc trong bụng”
- Số (1): Không chủ quan, không chủ quan, không chủ quan - cái gì quan trọng nhắc lại 3 lần.
- Số (2), số (3): nhanh chóng “san bằng tỉ số” bằng cách tìm hiểu về Dược bệnh viện có cái gì trong đó, người ta làm việc gì, yêu cầu thế nào, cần học kiến thức nào để lên chiến lược phỏng vấn, rồi còn đi làm nếu đậu nữa.
Đó chỉ là một phần nhỏ trong workshop ngày 4/4 sắp tới. Nếu không có định hướng, để vậy mà ra trận, thì có khi số (2) và số (3) phải chịu lép vế, nhưng thời thế đổi khác rồi, ở đây có người sẵn sàng “bày binh bố trận”, “dẫn lối đưa đường”, bạn chỉ cần chăm chỉ nỗ lực là sẽ tìm được cách.
Bạn thuộc nhóm số (1). số (2) hay số (3) để ta lên chiến lược?